Phong cách công nghiệp là gì? Phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất được ứng dụng như thế nào? hãy cùng Nội Thất Tdecor tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Không sang trọng, lộng lẫy như phong cách cổ điển hay hoài cổ như phong cách Vintage. Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp mang một sức hút riêng biệt khiến chúng ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam.
Phong cách công nghiệp là gì?
Phong cách công nghiệp (hay còn gọi là Industrial style) ra đời tại Tây Âu trong khoảng thời gian những năm đầu thế kỉ XX. Lúc bấy giờ, các nhà máy, xí nghiệp bị bỏ hoang nhiều. Nhu cầu sinh hoạt của người dân ngày càng tăng cao. Để giải quyết bài toán này, nhiều nhà máy đã được tái định cự lại. Tận dụng những gì có sẵn, theo đó các kiến trúc sư đã thiết kế để tạo ra những không gian sống tiện nghi có người dân. Từ đó, những không gian sống tinh tế, đầy tính nghệ thuật và phá cách được tạo ra ngoài kết quả mong đợi.
Theo thời gian, phong cách thiết kế nội thất công nghiệp ngày càng được phát triển và hoàn thiện. Nhiều ý tưởng sáng tạo, mới lạ dựa trên những nét đặc trưng của phong cách này mang lại sức hút và được người ta cực kì ưa chuộng.
Vì sao phong cách công nghiệp được cho là táo bạo, mạnh mẽ?
Hiểu một cách đơn giản thì phong cách thiết kế công nghiệp hướng tới sự đơn giản và thô mộc. Vào thời điểm xuất hiện, Industrial như một “cú hích” táo bạo trong ngành thiết kế nội thất. Thay vì che đi những khuyết điểm thô mộc, thì phong cách này lại hướng tới sự nguyên vẹn vốn có, loại bỏ hết những chi tiết rườm rà chỉ để lại những gì cần thiết nhất cho không gian sống nhưng vẫn phải đảm bảo tính thẩm mĩ nhất định.
Với những ý tưởng táo bạo, độc đáo dựa trên những nét thô sơ và đơn giản chính là đặc trưng khi người ta nhắc đến Industrial.
Nếu bạn cho rằng những bức tường gạch thô hay khối bê tông mài sẽ là sự kết hợp khập khiễng với nội thất hiện đại. Thì phong cách nội thất công nghiệp sẽ cho bạn một cái nhìn mới mẻ. Dưới bàn tay của các kiến trúc sư sẽ biến những không gian trở nên vô cùng độc đáo, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho bất cứ ai khi chiêm ngưỡng.
Hiện nay, với tính dụng cao mà phong cách này đang cực kì phổ biến và thịnh hành trong thiết kế quán cafe phong cách Industrial, nhà hàng, văn phòng hay cải tạo nhà ở,…
=>> Xem thêm: Các phong cách thiết kế nội thất đẹp
Đặc điểm của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp
Thiết kế tường thô
Các bức tường gạch, bê tông thô mài, lộ ống dẫn nước chạy quanh không gian hay ốp gỗ tự nhiên,… Là những điểm cơ bản nhất để nhận biết phong cách công nghiệp trong thiết kế nội thất. Cách thiết kế tường thô thể hiện sự gần gũi, sức cuốn hút cũng như là giá trị nghệ thuật mà nó mang lại.
Cách bố trí ánh sáng
Ánh sáng là tiêu chí quan trọng nội thất phong cách công nghiệp. Đa phần thường sử dụng các tông màu trầm và sậm đối với đồ nội thất. Do đó, nếu không có đủ ánh sáng, không gian trong phòng sẽ trở nên rất tối.
Bên cạnh việc sử dụng các thiết bị chiếu sáng trong không gian nội thất Industrial. Các kiến trúc sư sẽ tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên bằng những hệ cửa sổ để mang lại sự thông thoáng cũng như tốt cho sức khỏe của gia chủ.
Màu sắc tối đặc trưng
Đề cao sự mạnh mẽ, phóng khoáng nên màu sắc được sử dụng ở phong cách industrial là những tông màu màu trầm như: nâu gỗ, xám, xanh navy,…
Tuy nhiên, bạn cũng có thể sáng tạo bằng cách kết hợp những màu sắc khác. Nhưng nhấn nhá ở mức vừa đủ để không làm mất đi vẻ đẹp của nguyên bản của phong cách này.
Vật liệu và nội thất trang trí
Các vật liệu thi công nội thất công nghiệp được sử dụng chủ yếu đó là gạch, bê tông, gỗ, thép, kính để tạo nên những đường nét thô mạnh mẽ.
Đối với thiết kế nhà phong cách Industrial thường đề cao sự đơn giản, càng tối giản càng tốt. Đồ nội thất có thiết kế tinh giản mang hình khối mạnh mẽ nhưng vẫn đảm bảo tính tiện nghi.
Thiết kế cầu thang
Những chiếc cầu thang độc đáo luôn là điểm nhấn ấn tượng trong thiết kế nhà phong cách Industrial. Thông thường, bạn sẽ thấy cầu thang được làm bằng chất liệu gỗ hoặc thép. Sau đó sơn đen để hài hòa với màu sắc chủ đạo của phong cách công nghiệp. Để đảm bảo sự an toàn, chống trơn trượt thì các bậc thang sẽ được làm nhám. Song quá trình gia công không quá cầu kì để đảm bảo sự thô mộc ban đầu.
Bố trí không gian đơn giản và tối thiểu
Đúng như bản chất của nhà phong cách công nghiệp, thiết kế đơn giản nhưng tinh tế và nghệ thuật. Phong cách này ưu tiên dành một khoảng không gian lớn cho sàn nhà và sử dụng ít đồ nội thất.
Không những thế, vì màu sắc của phong cách thiết kế công nghiệp là những màu tối sẫm và các đồ đạc cũng như các mảng miếng rất mạnh mẽ nên bạn chỉ cần làm nổi bật lên một số vật trang trí của căn hộ là được.
Một số lưu ý trong phong cách công nghiệp
Mỗi một phong cách lại có những nguyên tắc riêng. Điều này không có nghĩa là bạn phải sao y nguyên bạn mà vẫn có thể biến tấu để tạo điểm nhấn riêng, Tuy nhiên, việc sáng tạo phải thật sự khéo léo để không phá vỡ đi đặc trưng của của phong cách cũng như đảm bảo tính thẩm mĩ. Và dưới đây là một vài lưu ý đối với phong cách công nghiệp:
- Thiết kế cần ưu tiên tối giản nhất có thể, tránh những chi tiết rườm rà.
- Dùng màu sắc tạo điểm nhấn những không nên lạm dụng một cách quá đà, làm mất đi nét đặc trưng của phong cách.
- Mọi thiết kế phải bám sát các đặc trưng của phong cách như đã nêu ở trên.
Ứng dụng phong cách cổ điển trong thiết kế nội thất
Phòng khách phong cách công nghiệp
Phòng khách là nơi sinh hoạt chung cũng như để đón tiếp khách. Thiết kế phòng khách phong cách công nghiệp nên theo hướng mở nối liền bếp và phòng ăn. Để tạo cảm giác gần gũi, đồ nội thất chủ yếu sử dụng chất liệu bằng gỗ mang đường nét đơn giản, phóng khoáng.
Phòng bếp công nghiệp
Hiện nay ở một số nước phương Tây đặc biệt ưa chuộng thiết kế phòng bếp phong cách công nghiệp bởi đặc trưng không gian mở. Tuy nhiên, ở Việt Nam theo quan niệm phong thủy, thiết kế bếp lại thiên về kín đáo. Điều này trái ngược với phong cách industrial.
Phòng ngủ phong cách industrial
Nội thất công nghiệp được ứng dụng triệt để trong thiết kế phòng ngủ. Từ những bức tường gạch thô, bê tông mài, gỗ ốp,… qua xử lí đơn giản để không làm mất đi vẻ đẹp thô mộc, tự nhiên đã tạo nên những không gian đầy tính nghệ thuật. Đồng thời hé lộ tính cách của gia chủ.
Trang trí đồ nội thất với bàn làm việc, giá sách,… Cũng khéo léo lựa chọn những chất liệu bằng kim loại. Màu sắc đồng bộ với tone màu căn phòng, tối giản họa tiết nhất có thể.
Thêm vào đó, phòng ngủ luôn được tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên. Theo đó, các kiến trúc sư thường lắp đặt hệ cửa sổ lấy sáng giúp không gian thoáng và góp phần bảo vệ sức khỏe của gia chủ. Sử dụng thêm cây xanh để căn phòng thêm sức sống cũng là một gợi ý hay ho.
Văn phòng làm việc
Những năm gần đây xu hướng thiết kế văn phòng làm việc theo phong cách công nghiệp ngày càng được ưa chuộng. Industrial mang đến những không gian vô cùng tinh tế và hiện đại.
Sự đơn giản trong thiết kế, tinh gọn trong việc sử dụng nội thất cùng tính sáng tạo đầy cảm hứng nghệ thuật đã biến những căn phòng làm việc trở nên phóng khoáng. Phá vợ sự tự tùng thường thấy trong áp dụng không gian mở, tạo cảm hứng làm việc cho nhân viên.
Hy vọng qua bài viết này đã giúp các bạn hiểu hơn về phong cách thiết kế nội thất công nghiệp đề cao sự tối giản và đầy tính nghệ thuật. Nếu yêu thích phong cách này hãy để lại comment bên dưới để được Tdecor tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc bạn nhé!
Xem thêm:
Nội Thất Tdecor